Theo The Sun, Julie cho biết phản ứng của mỗi bệnh nhân là khác nhau nhưng một số thường hình dung ra những người đã mất. Dù vẫn còn minh mẫn nhưng bệnh nhân lại thấy bạn bè, người thân và thậm chí cả vật nuôi đã qua đời.
“Một khi điều này xảy ra, mọi người không còn sợ hãi nữa", Julie giải thích.
“Chúng ta không nói nhiều về hiện tượng này nhưng điều đó thực sự phổ biến. Hơn một nửa số người mà tôi từng chăm sóc đã trải qua. Đôi khi bệnh nhân nói rằng một người thân yêu đến trong giấc mơ hoặc cả khi họ đang tỉnh táo", cô nói.
Julie chăm sóc cho các bệnh nhân đủ lứa tuổi chỉ còn rất ít thời gian để sống. Cô cho biết khả năng trên thường xảy ra khoảng 1 tháng trước khi ai đó qua đời.
"Rất nhiều lần những người đã trải qua điều này sẽ nói: ‘Tôi biết điều này nghe có vẻ điên rồ'. Họ rất ý thức về những gì đang xảy ra", cô nói thêm.
Julie đã chia sẻ lời giải thích trên mạng xã hội, nơi cô chia sẻ với mọi người về cái chết. Đoạn video đã thu hút được gần 100.000 lượt xem. Nhiều người cũng chia sẻ, các thành viên trong gia đình họ từng trải qua điều đó.
Một người nói: "Bố tôi nhìn thấy anh chị em của mình, mẹ tôi nhìn thấy chị gái và nghe được tiếng bố tôi, bà tôi thấy con trai của bà, người đã mất trước đó”. Người khác nhớ lại: "Vài ngày trước khi qua đời, bà tôi nói với một y tá rằng cha của bà đang đợi bà. Điều này khiến gia đình tôi cảm thấy được an ủi".
Trong khi đó, những người khác nói, chia sẻ của nữ y tá người Mỹ đã mang lại cho họ sự thoải mái và giúp họ giảm bớt nỗi sợ hãi về cái chết. Một người tâm sự: "Đây là lý do số một khiến tôi không còn sợ. Tôi muốn gặp lại tất cả. Có vẻ như thật yên bình".
Trước đó, do hoàn cảnh của gia đình chị quá khó khăn, Báo VietNamNet đã viết bài nhằm kêu gọi bạn đọc hỗ trợ chi phí thuốc thang và chữa bệnh cho 2 đứa con của vợ chồng chị.
![]() |
Bé Linh Đan bị ung thư hệ tạo huyết, đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. |
![]() |
Tuấn Kiệt 6 tuổi (đội mũ) bị bại não nên chỉ như một đứa trẻ 7-8 tháng tập nói, tập đứng. |
Tuấn Kiệt là con trai đầu, bị bại não từ năm 1 tuổi. Đến nay, dù đã 6 tuổi nhưng con mới tập nói và tập đứng như đứa trẻ 7-8 tháng. Nếu không được uống thuốc đầy đủ, con thậm chí còn chẳng thể ngồi.
5 năm nuôi con bệnh, lại lỡ kế hoạch sinh đứa thứ 3, gia đình chị Nử chật vật sống qua ngày. Tưởng rằng như vậy đã là khốn cùng, chẳng ngờ đúng lúc dịch bệnh hoành hành, con gái thứ 2 vợ chồng chị lại mắc phải căn bệnh ung thư hệ tạo huyết.
Bệnh nào cũng tốn kém tiền bạc, gia đình chị rơi vào cùng đường, cứ thế vay mượn khắp nơi. Nhưng mùa dịch bệnh, ai cũng khó khăn nên nhiều lúc muốn vay còn chẳng có. Túng quẫn quá họ đành đi vay lãi để có tiền cho con chữa bệnh, gia đình nghèo cũng chẳng thể vay được bao nhiêu.
Cũng bởi không có tiền nên khi mới phát hiện bệnh của con, gia đình chị Nử phải xin bác sĩ cho con về để chuẩn bị kinh phí. Đến lúc bệnh quá nặng mới gắng gượng đưa con đi nhập viện điều trị thì bệnh đã trở nặng, tế bào ung thư đã di căn.
Nhìn con gái nhỏ xíu nằm trên giường bệnh, bị sốt triền miên, cơ thể đau nhức, người mẹ trẻ xót xa. Chị mong sao có đủ tiền để con gái được ở bệnh viện điều trị, để con vơi bớt nỗi đau do bệnh tật hành hạ.
![]() |
Chị Nữ nhận tiền do bạn đọc ủng hộ qua Báo VietNamNet. |
Vào thời điểm gia đình chị đã sức cùng lực kiệt, trong túi không còn nổi một đồng thì nhận được số tiền 34.950.500 đồng do bạn đọc hảo tâm ủng hộ cho 2 đứa nhỏ. Chị mừng đến bật khóc.
Chị Nử chia sẻ: “Tôi không biết dùng từ gì để diễn tả hết sự vui mừng và biết ơn của mình. Tôi xin cảm ơn Báo VietNamNet và các nhà hảo tâm. Vậy là các con tôi đã có thêm cơ hội được chữa bệnh rồi”.
Khánh Hòa
Sỹ Lương cao 1m47 nhưng chỉ nặng chưa đầy 20kg. Mặc cơ thể gầy rộc chỉ còn da bọc xương, cậu bé vẫn khao khát sớm được chữa khỏi bệnh để tiếp tục đến trường.
" alt=""/>Trao gần 35 triệu đồng đến gia đình 2 bé Tuấn Kiệt – Linh ĐanThấu hiểu sự thiệt thòi của những đứa trẻ chào đời không đủ tháng, chị T.N đã cố gắng chắt chiu từng giọt sữa cho con mình và dành tặng cho Ngân hàng sữa mẹ của Bệnh viện Hùng Vương. Ngay từ khi ngân hàng sữa được bắt đầu vận hành thử nghiệm hồi tháng 7/2022, chị N. đã bắt đầu tặng sữa.
Ngày 14/8 vừa qua, chị T.N đã hoàn tất thủ tục đón cháu bé xuất viện về nhà.
Theo PGS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, hiện nay, tỷ lệ tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn cao, tỷ lệ tử vong sơ sinh chiếm đến 70 - 80% số ca tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, 50 - 60% tử vong trẻ dưới 5 tuổi.
Trong số những giải pháp nhằm giảm tử vong cho trẻ nhỏ, sữa mẹ là giải pháp quan trọng nhất và có tiềm năng to lớn tác động đến sự sống còn của trẻ. Sữa mẹ là lựa chọn tự nhiên và phù hợp nhất với trẻ đặc biệt trẻ non tháng, trẻ bệnh lý.
Sữa mẹ không chỉ giúp trẻ lớn nhanh, phát triển toàn diện mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Trong giai đoạn hệ thống miễn dịch trẻ chưa hoàn thiện, các kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang con trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng.
Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng có thể cho con bú. Các nguyên nhân thường gặp là do mẹ bị bệnh hoặc đang dùng thuốc điều trị ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Đặc biệt, đối với nhóm trẻ có nguy cơ cao, bao gồm trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, trẻ bệnh lý hoặc trẻ mồ côi, trẻ nhiễm Covid-19, sữa mẹ sẽ giúp mang lại nguồn dinh dưỡng sẵn có với khả năng cứu sống tốt nhất. Đồng thời, là liều thuốc đặc biệt giúp tăng cường khả năng sống sót cho nhóm trẻ sơ sinh bệnh nặng.
Tại TP.HCM, hiện có ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Hùng Vương. Trên phạm vi cả nước, hiện có 4 ngân hàng sữa mẹ đang hoạt động.